Trong phẫu thuật cốt sống, mô sẹo hoặc xơ hóa ngoài màng cứng là tập hợp các mô xơ hình thành xung quanh rễ thần kinh cột sống được điều trị bằng phẫu thuật. Mô xơ phát triển như một phần của quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật và có thể mắc kẹt hoặc dính vào rễ thần kinh và các mô thần kinh khác, gây ra chứng đau và rối loạn chức năng sau phẫu thuật.
Mục lục:
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 1/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 2/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 3/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 4/5
Các lựa chọn điều trị Hội chứng đau sau phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 5/5
Mô sẹo có thể hình thành xung quanh rễ thần kinh sau phẫu thuật.
Mô sẹo thường gặp sau phẫu thuật cột sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng 24% đến 100% bệnh nhân phát triển một số mức độ mô sẹo sau phẫu thuật lưng.
Mô sẹo có thể gây đau và các biến chứng lâu dài. Mô sẹo có thể chèn ép rễ thần kinh, gây đau, đôi khi có thể nghiêm trọng hơn trước phẫu thuật.
– Mô sẹo là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng thất bại sau phẫu thuật cốt sống (FBSS), với 20% đến 36% các trường hợp FBSS xảy ra do cơn đau từ mô xơ này.
– Phần lớn mô sẹo tăng dần sau mỗi lần phẫu thuật lại.
– Sự hiện diện của mô sẹo xung quanh rễ thần kinh có thể làm tăng nguy cơ rách màng cứng trong phẫu thuật lại.
– Điều quan trọng cần lưu ý là mô sẹo không phải lúc nào cũng gây đau sau phẫu thuật; một số bệnh nhân có thể bị ngoài màng cứng nhưng vẫn không đau hoặc không có triệu chứng.
Mặc dù không thể hạn chế hoàn toàn việc hình thành mô sẹo, nhưng có thể giảm thiểu bằng cách thực hiện các thủ thuật phẫu thuật cụ thể như tránh tiếp xúc giữa rễ thần kinh và các mô đang hình thành, bảo tồn mô mỡ xung quanh vùng được điều trị và giảm sự tích tụ máu xung quanh rễ thần kinh.
Khi nào mô sẹo bắt đầu hình thành ?
Mô sẹo bắt đầu hình thành từ 6 tuần đến 6 tháng sau phẫu thuật. Đến tháng thứ 3 sau phẫu thuật, mô sẹo có thể được xác định trên hình ảnh, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI).
Đến 6 tháng sau phẫu thuật, quá trình hình thành mô sẹo dừng lại và thường không có thay đổi nào nữa sau 12 tháng.
Mức độ nghiêm trọng của mô sẹo có thể dao động từ các sợi mô xơ rời rạc đến vật liệu sợi dày đặc, liên tục. Việc phẫu thuật lại nhiều lần và bằng dụng cụ chỉnh hình cột sống có khả năng phát triển mô sẹo nghiêm trọng hơn.
Mô sẹo và đau lưng
Mô sẹo có thể chèn ép hoặc gây viêm rễ thần kinh, gây đau lan xuống đùi và chân.
Mô sẹo có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng thất bại sau phẫu thuật (FBSS) khi bệnh nhân ban đầu cảm thấy giảm đau sau phẫu thuật lưng nhưng bắt đầu bị đau tái phát chậm sau 6 tuần sau phẫu thuật—khoảng thời gian mô sẹo hình thành.
Mô sẹo có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây chèn ép, viêm, sưng hoặc giảm cung cấp dinh dưỡng cho rễ thần kinh được điều trị thông qua các quá trình sau:
- Mô sẹo mở rộng vào ống sống chứa rễ thần kinh, khiến rễ thần kinh dính chặt vào ống này.
- Mô sẹo có thể dính chặt vào màng cứng—lớp mô bên ngoài bảo vệ tủy sống
Các triệu chứng của mô sẹo cột sống bao gồm đau lưng, có thể kèm theo đau chân và tê buốt (bệnh lý rễ thần kinh). Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân hình thành mô sẹo nghiêm trọng có khả năng phát triển các triệu chứng đau chân và bệnh lý rễ thần kinh cao gấp 3,2 lần so với những bệnh nhân có mô sẹo ít hơn.
Cơn đau bắt đầu nhiều năm sau phẫu thuật hoặc cơn đau kéo dài ngay sau phẫu thuật thường không phải do mô sẹo.
Các cách ngăn ngừa sự hình thành mô sẹo
Việc thay đổi các kỹ thuật phẫu thuật và sử dụng các công cụ chuyên dụng có thể giúp giảm sự hình thành mô sẹo.
Các phương pháp ngăn ngừa hình thành mô sẹo bao gồm các quá trình phẫu thuật và can thiệp sau phẫu thuật. Các phương pháp phổ biến bao gồm :
- Giảm lượng máu tích tụ sau phẫu thuật (tụ máu) bằng cách sử dụng ống dẫn lưu hút
- Sử dụng rào cản vật lý (như mô mỡ hoặc vật liệu tổng hợp) giữa mô thần kinh và vùng được điều trị.
- Sử dụng một số loại phương pháp điều trị sau phẫu thuật, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sóng cao tần…
Các bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng kết hợp các phương pháp này để ngăn ngừa hình thành mô sẹo. Sử dụng ghép mỡ làm rào cản vật lý là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để ngăn ngừa mô sẹo.
Tài liệu tham khảo: https://www.ypo.education/general/lysis-of-adhesions-t420/video/