Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 2/5

Phẫu thuật cố định cột sống được coi là không thành công khi không cải thiện được sự ổn định của cột sống và/hoặc không giảm đau ngay sau phẫu thuật hoặc theo thời gian. Một số yếu tố góp phần khiến phẫu thuật cố định cột sống thất bại; bao gồm tuổi tác và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, số lượng tầng cột sống cố định và việc sử dụng dụng cụ chỉnh hình cột sống.

Mục lục:

Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 1/5

Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 2/5

Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 3/5

Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 4/5

Các lựa chọn điều trị Hội chứng đau sau phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 5/5

 

Không đạt được sự cố định xương chắc chắn – khớp giả

Nếu phẫu thuật không đạt được sự cố định xương thích hợp giữa các đoạn đã cố định, một số bệnh nhân có thể bắt đầu gặp các triệu chứng, thường gặp nhất là đau lưng. Cơn đau thường chỉ giới hạn ở phần lưng dưới và cũng có thể lan ra chân và xuống tới bàn chân. Tình trạng này được gọi là khớp giả.

Việc hàn xương thất bại có thể dẫn đến mất chức năng vận động của cốt sống và tăng nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Thất bại hàn xương thường phổ biến hơn ở đoạn cột sống L5-S1.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra việc hàn xương liền thân đốt thất bại được liệt kê sau đây:

Hút thuốc

Hút thuốc giải phóng nicotine vào cơ thể, gây mất cân bằng các chức năng trao đổi chất của cơ thể, làm giảm mật độ khoáng chất của xương, làm giảm quá trình hình thành xương và cuối cùng làm chậm quá trình lành xương, có thể dẫn đến tình trạng cố định xương không thành công.

Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Một số loại NSAID có liên quan đến tình trạng khớp giả sau phẫu thuật cột sống. Một ví dụ phổ biến là Ketorolac, một loại thuốc kê toa có thể kiểm soát hiệu quả cơn đau sau phẫu thuật, nhưng làm chậm quá trình lành xương khi sử dụng ở một liều lượng nhất định.

Lựa chọn vật liệu xương ghép

Vật liệu xương ghép có thể là xương của chính bệnh nhân (xươngtự thân), xương hiến tặng từ ngân hàng xương (ghép dị loại) hoặc vật liệu tổng hợp sinh học khác thường có tủy xương của bệnh nhân. Nhìn chung, xương ghép tự thân từ xương mào chậu được coi là tiêu chuẩn vàng cho các ca phẫu thuật cố định cột sống, nhưng những mảnh ghép này không phải lúc nào cũng có thể lấy được do nguy cơ gây đau, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thời gian phẫu thuật kéo dài và mất máu nhiều hơn ở một số bệnh nhân.

Ghép xương dị loại, chẳng hạn như ghép xương tế bào gốc và protein hình thái xương (BMP) , là những phương pháp thay thế hiệu quả cho ghép xương tự thân vì chúng dễ kiếm, dễ sử dụng và hỗ trợ sự phát triển của xương. Tuy nhiên, chi phí khi sử dụng các phương pháp này khá cao.

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật

Một số thủ thuật hàn xương liên thân đốt sử dụng miếng ghép đĩa đệm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi xương ghép được đặt dưới áp lực (như trong hợp nhất thay đĩa đệm TLIF hoặc PLIF) có khả năng hợp nhất tốt hơn cao hơn so với khi ghép xương không được đặt dưới áp lực (như trong hợp nhất sau bên PLF). Hàn xương liên thân đốt sống cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn để xương tiếp xúc và khả năng xương ghép chia sẻ tải trọng ở phần trước của cột sống. Những yếu tố này thường mang lại tỷ lệ hàn xương được thuận lợi hơn.

Chuẩn bị vị trí đặt implant không đầy đủ

Một ca hợp nhất thành công phụ thuộc vào việc chuẩn bị đầy đủ vị trí phẫu thuật, bao gồm loại bỏ tất cả các mô mềm, đặt đúng vị trí xương ghép và chuẩn bị bề mặt xương của đốt sống. Nhìn chung, diện tích tiếp xúc lớn hơn giữa xương đốt sống và mẳng xương ghép mang lại khả năng hợp nhất chắc chắn hơn.

Số lượng tầng cố định.

Các trưởng hợp phẫu thuật cố định trên 3 tầng trở lên có nguy cơ phát triển khớp gải cao hơn đáng kể so với hợp nhất 1-2 tầng.

Hỏng Implant

Trong một số trường hợp, dụng cụ chỉnh hình cột sống có thể bị giảm mức độ đàn hồi và gãy theo thời gian.

Quá trình cố định cột sống có thể bị thất bại nếu implant đủ vững để giữ cột sống trong khi cố định.. Tuy nhiên, giống như bất kỳ kim loại nào khác, dụng cụ chỉnh hình cột sống có thể bị giảm mức độ đàn hồi và gãy.

Hỏng Implant (vít hoặc thanh nẹp bị lỏng hoặc gãy) có thể liên quan đến hỏng cố định và kết quả lâm sàng trong điều trị thất bại. Ở phần lưng dưới, các vấn đề thường gặp liên quan đến cấy ghép bao gồm vít nẹp bị lỏng, đặc biệt là vít ở S1 và nhiễm trùng. Một số bệnh nhân bị vít nẹp lỏng có thể bị đau lưng và cần phẫu thuật lại.

Hội chứng tầng kế cận.

Đoạn cột sống L4-L5 có nguy cơ mắc hội chứng tần kế cận cao hơn.

Các tầng cột sống di động xung quanh các đoạn đã cố định phải chịu thêm áp lực vì chuyển động bị hạn chế trên toàn bộ quá trình cố định. Căng thẳng bổ sung này được cho là góp phần làm tăng tỷ lệ thoái hóa các tầng liền kề, có thể dẫn đến đau và cần phẫu thuật bổ sung trong tương lai. Tình trạng này được gọi là hội chứng tầng kế cận. Tải trọng do một tầng liền kề gây ra và nguy cơ mắc hội chứng tầng kế cận được cho là ngày càng cao hơn khi càng nhiều tầng cột sống cố định. Vì lý do này, cố định cột sống đa tầng có thể có nguy cơ mắc hội chứng tầng kế cận cao hơn so với 1 tầng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 30% bệnh nhân cố định cột sống thắt lưng có thể phát triển hội chứng tầng kế cận theo thời gian. Ở phần lưng dưới, cố định của đoạn cột sống L4-L5 có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng tầng kế cận cao hơn.

Mất ổn định ở tầng liền kề

Phẫu thuật cắt đĩa đệm là một loại phẫu thuật giải ép.

Các bác sĩ phẫu thuật thường giải ép một tầng cột sống ở trên hoặc dưới một đoạn đã hợp nhất. Giải ép là một thủ thuật phẫu thuật được thực hiện để làm giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa do dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Trong quá trình phẫu thuật giải ép rễ thắt lưng, một phần nhỏ xương trên rễ thần kinh và/hoặc mảnh thoát vị đĩa đệm từ được cắt bỏ để cung cấp thêm không gian cho rễ thần kinh và tạo ra môi trường chữa lành tốt hơn.

Khi giải ép được thực hiện trên một đoạn cần cố định, tính toàn vẹn của các dây chằng cột sống khỏe mạnh, ( hoạt động như các dải cứng để hỗ trợ và ổn định cột sống – đặc biệt là khi cúi về phía trước), bị tổn hại do cắt bỏ, có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ổn định từng đoạn trong khu vực.

Hiểu biết về Đau sẽ giúp bạn chấm dứt cơn đau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.