Hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng (FBSS) là thuật ngữ chung thường được dùng để mô tả tình trạng đau lưng dưới kéo dài hoặc xuất hiện sau phẫu thuật cột sống. Cơn đau có thể bắt đầu ngay sau phẫu thuật hoặc vài tuần hoặc vài tháng sau phẫu thuật. FBSS cũng có thể được gọi là hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống hoặc hội chứng cột sống sau phẫu thuật.
Mục lục:
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 1/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 2/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 3/5
Hội chứng thất bại sau Phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 4/5
Các lựa chọn điều trị Hội chứng đau sau phẫu thuật cột sống (FBSS) – Phần 5/5
Khả năng dự đoán xuất hiện cơn đau sau phẫu thuật lưng
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi độ phức tạp của phẫu thuật cột sống tăng lên, nguy cơ mắc FBSS cũng tăng theo. Ví dụ, một ca phẫu thuật phức tạp như phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng có nguy cơ mắc hội chứng thất bại sau phẫu thuật cao hơn (30% đến 46%) so với một phương pháp đơn giản hơn như phẫu thuật nội soi cắt đĩa đệm (19% đến 25%).
Đau lưng sau phẫu thuật có thể được chỉ định bằng phẫu thuật lại trong một số trường hợp.
Đồng thời, tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật lại cũng giảm theo số lần quay lại:
- Có tới 50% ca phẫu thuật cột sống có thể thành công khi thực hiện lần đầu
- Có tới 30% ca phẫu thuật cột sống có thể thành công khi thực hiện lần thứ hai
- Có tới 15% ca phẫu thuật cột sống có thể thành công khi thực hiện lần thứ ba
- Có tới 5% ca phẫu thuật cột sống có thể thành công khi thực hiện lần thứ tư
Vì lý do này, các ca phẫu thuật lại không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất để điều trị FBSS. Các bác sĩ thường thử một số phương pháp kết hợp điều trị không phẫu thuật trong một thời gian dài để kiểm soát FBSS.
Các triệu chứng của Hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng
Đau FBSS có thể chỉ giới hạn ở phần lưng dưới hoặc lan xuống chân.
Các triệu chứng của Hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng có thể xuất hiện ngay sau phẫu thuật hoặc phát triển sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
- Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe hơn ngay sau phẫu thuật và cơn đau có thể dần phát triển sau vài tuần.
Cơn đau có thể khu trú ở lưng hoặc chân hoặc có thể xảy ra ở cả hai vùng. Cơn đau có thể tương tự như cơn đau trước phẫu thuật hoặc có thể có những cảm giác khác.
Chèn ép hoặc tổn thương rễ thần kinh L5 ở lưng dưới gây ra chứng bàn chân rủ là tình trạng thường gặp ở FBSS.
- Một số bệnh nhân có thể cảm nhận vẫn đau giống trước khi phẩu thuật hoặc tệ hơn ngay sau phẫu thuật.
Các triệu chứng vận động và cảm giác khác như tê buốt và yếu chi cũng có thể tái phát hoặc phát triển thành các triệu chứng mới.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng
Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng có thể được chia thành các rủi ro trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.
1. Các yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật liên quan đến hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống lưng
Các yếu tố sau đây, nếu có trước khi phẫu thuật, có nguy cơ góp phần gây ra hội chứng thất bại sau phẫu thuật cột sống:
- Các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm.
- Các thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và làm chậm quá trình lành bệnh, chẳng hạn như hút thuốc
- Các tình trạng bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như béo phì
- Đã thực hiện phẫu thuật cột sống lưng trước đó
- Các chẩn đoán cụ thể về lưng dưới, chẳng hạn như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm thắt lưng và xơ hóa, có khả năng tái phát hoặc xảy ra ở các mức độ khác cao hơn theo thời gian
- Lựa chọn phẫu thuật không phù hợp (khi không có nguyên nhân cụ thể nào được biết đến/có thể quy cho nguyên nhân gây đau)
Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân có vấn đề về tâm lý có nguy cơ cao nhất mắc hội chứng phẫu thuật lưng không thành công. Một cuộc khảo sát trên 78 bệnh nhân mắc hội chứng phẫu thuật lưng không thành công cho thấy 67 trong số 78 bệnh nhân đã mắc chứng rối loạn lo âu từ trước.
2. Các yếu tố rủi ro trong phẫu thuật liên quan đến hội chứng thất bại phẫu thuật lưng
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật không phù hợp với tình trạng bệnh lý cột sống có thể dẫn đến đau liên tục sau phẫu thuật. Ngoài ra, việc điều trị phẫu thuật ở 1 tầng cột sống khi cơn đau thực sự bắt nguồn từ nhiều tầng cũng có thể dẫn đến hội chứng phẫu thuật lưng không thành công.
3. Các yếu tố rủi ro sau phẫu thuật liên quan đến hội chứng thất bại phẫu thuật cột sống lưng
Áp lực từ vị trí được phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến các khớp xung quanh, gây đau.
Các nguyên nhân sau phẫu thuật của FBSS bao gồm thoái hóa cột sống tiến triển, các tình trạng cột sống mới, tăng mức độ căng cưng cơ và hội chứng tầng kế cận.
- Phẫu thuật có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có hoặc gây ra những thay đổi mới ở các mô cột sống dẫn đến mất ổn định các tầng được điều trị hoặc liền kề.
- Quá trình hàn xương không thành công (giả khớp) và/hoặc cấy ghép thất bại có thể dẫn đến đau liên tục, mất chức năng và/hoặc phát triển các triệu chứng mới.
- Các tầng cột sống liền kề các tầng cột sống được cố định phải chịu thêm tải trọng khi chuyển động bị hạn chế trên toàn bộ các tầng được hợp nhất. Tải trọng bổ sung này được cho là góp phần làm tăng tỷ lệ thoái hóa các đoạn liền kề, còn gọi là hội chứng tầng kế cận, có thể dẫn đến đau và các triệu chứng khác. Căng thẳng ở mức độ liền kề và nguy cơ mắc hội chứng liền kề thường cao hơn khi phẫu thuật cố định cột sống nhiều tầng.
Không tuân thủ các hạn chế hoạt động theo hướng dẫn sau phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương tại vị trí phẫu thuật và có thể gây đau lưng sau phẫu thuật.
Cách giảm thiểu khả năng xảy ra FBSS
Việc xác định nguyên nhân rõ ràng gây đau lưng thông qua các xét nghiệm chẩn đoán là rất quan trọng trước khi phẫu thuật.
Giảm thiểu khả năng xảy ra FBSS là một quá trình gồm nhiều yếu tố liên quan bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bệnh nhân và nhóm phục hồi chức năng. Nguy cơ FBSS có thể được giảm thiểu bằng cách:
- Xác định nguyên nhân rõ ràng gây đau lưng cho bệnh nhân thông qua các xét nghiệm chẩn đoán trước khi phẫu thuật
- Đảm bảo rằng các phát hiện chẩn đoán phù hợp với các triệu chứng liên quan
- Nhận biết những bệnh nhân có nguy cơ mắc FBSS có tỷ lệ cao hơn và cố gắng giải quyết các yếu tố nguy cơ trước khi phẫu thuật
- Xây dựng phương pháp phẫu thuật hướng tới mục tiêu giải quyết vào nguyên nhân
- Giáo dục bệnh nhân về các vận động nên hạn chế, tầm quan trọng của vật lý trị liệu và tập thể dục trong quá trình phục hồi
Đối với những bệnh nhân cần phẫu thuật lại để kiểm soát FBSS, nên thử một số liệu pháp và phương pháp điều trị không phẫu thuật trước khi quyết định phẫu thuật lại.
Hiểu biết về Đau sẽ giúp bạn chấm dứt cơn đau. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539777/