Thời gian hồi phục kéo dài sau phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng khiến việc chăm sóc hậu phẫu trở nên đặc biệt quan trọng. Mặc dù phẫu thuật cố định cột sống có tỷ lệ thành công cao và giúp Anh Chị trở lại mức độ hoạt động bình thường trước đó, nhưng thời gian phục hồi có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm số tầng cố định cột sống, các tình trạng bệnh lý đi kèm và mức độ tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn chăm sóc của Anh Chị.
Mục lục:
Chăm sóc sau phẫu thuật cố định cột sống
Chăm sóc tại bệnh viện sau phẫu thuật cố định cột sống (2 đến 4 ngày)
Phục hồi sau phẫu thuật cố định cột sống: xuất viện (Vài ngày đầu)
Phục hồi sau phẫu thuật cố định cột sống: xuất viện (1 đến 4 tuần sau)
Phục hồi sau phẫu thuật cố định cột sống: xuất viện (1 đến 3 tháng sau)
Phục hồi sau phẫu thuật cố định cột sống: 3 tháng và sau đó
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cố định cột sống
Hầu hết mọi người có thể xuất viện sau khoảng 2 đến 4 ngày (nếu có người chăm sóc ở nhà), và phải mất khoảng 4 đến 6 tuần để trở lại văn phòng hoặc công việc ít vận động, nhưng cần ít nhất 3 tháng hoặc lâu hơn để trở lại các hoạt động thể chất nhiều hơn.
Mặc dù tên của phẫu thuật là vậy, nhưng thực tế cột sống không được cố định ngày sau khi phẫu thuật. Thay vào đó, trong quá trình phẫu thuật, một mảnh xương ghép tự thân (lấy từ xương chậu) hoặc vật liệu thay thế (đĩa đệm nhân tạo) được đặt vào giữa các đốt sống liền kề giúp xương phát triển thành khối cố định, quá trình này thường mất khoảng 3 đến 6 tháng. Vít và thanh dọc có thể được sử dụng để ổn định khu vực trong quá trình hàn xương. Một số người cần đeo nẹp hỗ trợ để hạn chế chuyển động khu vực này.
Xương tiếp tục phát triển và rắn chắc trong vòng 12 đến 18 tháng sau phẫu thuật.
Các yếu tố có thể làm chậm thời gian phục hồi
Loãng xương có thể làm chậm quá trình hàn xương.
Mặc dù thông thường phải mất từ 3 đến 6 tháng để các đốt sống liền kề hợp nhất thành một khối xương rắn chắc sau phẫu thuật, tuy nhiên ơt 1 số trường hợp cần thời gian dài hơn do những nguyên nhân sau:
- Hút thuốc hoặc các sản phẩm nicotine khác (có chứa độc tố cản trở sự phát triển của xương)
- Béo phì và loãng xương
- Một số bệnh mãn tính kèm theo, chẳng hạn như tiểu đường
- Suy dinh dưỡng
- Trầm cảm
- Sử dụng thuốc gây nghiện trong thời gian dài trước khi phẫu thuật
- Thuốc giảm đau, kháng viêm steroid ( prednisone …)
Các yếu tố khác cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi, ví dụ, tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao (như uốn cong, nâng hoặc vặn mình) trong giai đoạn đầù sau phẫu thuật.
Lên kế hoạch đầy đủ trước phẫu thuật
Những lo ngại về việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật là điều thường gặp. Anh Chị cần trao đổi trước với bác sĩ phẫu thuật về các lựa chọn giảm đau để giúp nhanh chóng đạt được những kỳ vọng sau khi phẫu thuật.
Nếu Anh Chị dùng thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid trong 3 tháng trước khi phẫu thuật, việc kiểm soát cơn đau đầy đủ ngay sau phẫu thuật là rất khó khăn. Việc dung nạp lại thuốc có chứa oxycodone hoặc morphine thường tốn nhiều thời gian hơn so với trước đây, vì vậy cần kiểm tra trước với bác sĩ phẫu thuật về thời điểm sử dụng lại thuốc để có thể giúp tránh được các vấn đề trong kiểm soát đau.
Chuẩn bị nhà cửa trước cũng giúp quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ hơn:
- Để các vật dụng hàng ngày ở nơi dễ tiếp cận giúp bạn có thể tránh được việc cúi xuống và với tới
- Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn giúp giảm thiểu việc đứng và di chuyển quanh bếp
- Yêu cầu hỗ trợ, hoặc sắp xếp người hỗ trợ các công việc nặng, chẳng hạn như giặt giũ
Anh Chị cũng nên hỏi bác sĩ phẫu thuật về các ý tưởng chuẩn bị cho việc trở về nhà sau phẫu thuật, chẳng hạn như liệu có thể sử dụng cầu thang trong gia đoạn đầu quá trình hồi phục hay không.