Loãng xương có thể được phân loại dựa trên các nguyên nhân cơ bản. Loãng xương nguyên phát là do những thay đổi tự nhiên liên quan đến tuổi tác đối với mật độ xương. Một số trường hợp loãng xương tiến triển do tình trạng bệnh lý hoặc tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đặc trị, được gọi là loãng xương thứ phát.
Mục lục:
Đau lưng dai dẳng? Bạn có thể đang bị loãng xương
Các dấu hiệu và biến chứng bệnh loãng xương cột sống
Phân loại và nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương cột sống: Vì sao cần chẩn đoán sớm?
Yếu tố nào khiến bạn dễ mắc bệnh loãng xương?
Giảm đau lưng hiệu quả nhờ phương pháp điều trị loãng xương
Thuốc điều trị tổn thương thân đốt sống do loãng xương
Loãng xương nguyên phát
Loãng xương thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Đặc biệt phụ nữ, giảm estrogen sau mãn kinh là nguyên nhân chính gây loãng xương. Hormone estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Khi nồng độ estrogen giảm, quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn, dẫn đến loãng xương
Loãng xương thứ phát
Một tình trạng sức khỏe riêng biệt có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và làm giảm mật độ xương, được gọi là loãng xương thứ phát. Trong những trường hợp như vậy, tình trạng sức khỏe hoặc thuốc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình trao đổi chất của xương, dẫn đến mật độ xương thấp hơn và nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau này.
Nguyên nhân gây loãng xương thứ phát
Các tình trạng sức khỏe có thể gây loãng xương thứ phát có thể bao gồm:
- Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến hệ thống tuyến kiểm soát hormone trong cơ thể. Bởi vi hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương, nên việc giải phóng quá nhiều hoặc quá ít hormone có thể làm tăng nguy cơ mật độ xương thấp. Các rối loạn như vậy bao gồm bệnh tiểu đường, cường giáp, cận giáp, bệnh Cushing và suy giảm hormone sinh dục (testosterone thấp ở nam giới)….
- Các vấn đề suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hóa, gan và dinh dưỡng, trong đó cơ thể không hấp thụ hoặc nhận đủ chất dinh dưỡng để xương phát triển khỏe mạnh. Một số ví dụ bao gồm bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích, chán ăn và đã phẫu thuật cắt dạ dày,,,Đặc biệt, việc thiếu hụt vitamin D là một yếu tố quan trọng dẫn đến loãng xương thứ phát.
- Các rối loạn tủy xương ảnh hưởng đến tủy xương ở trung tâm câu trúc xương, bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh đa u tủy, nghiện rượu mãn tính và u lympho.
- Các rối loạn collagen dẫn đến quá nhiều hoặc quá ít collagen trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh xương thủy tinh và hội chứng Marfan.
- Các rối loạn tự miễn dịch: trong đó thường gặp tình trạng giảm hoặc bất thường trong sự phát triển xương và/hoặc thiếu hụt vitamin D, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và xơ cứng rải rác.
- Các rối loạn chức năng thận làm thay đổi cách thận xử lý canxi, bao gồm bệnh thận mãn tính và canxi dư thừa trong nước tiểu (tăng canxi niệu vô căn).
Sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị các tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương:
- Glucocorticoid: được sử dụng cho nhiều rối loạn nội tiết. Loãng xương do sử dụng glucocorticoid là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh loãng xương thứ phát.
- Liều lượng thay thế hoặc ức chế hormone tuyến giáp quá mức.
- Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.
- Thuốc ức chế miễn dịch: chẳng hạn như chất ức chế calcineurin và liệu pháp kháng vi-rút.
- Thuốc ức chế bơm proton: được sử dụng để kiểm soát các rối loạn tiêu hóa.
Điều quan trọng là phải thảo luận về những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của bất kỳ loại thuốc nào với bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại loãng xương hiếm gặp
Hai loại loãng xương khác ít phổ biến hơn nhiều:
- Bệnh xương thủy tinh: một nhóm các rối loạn di truyền xuất hiện khi sinh ra làm thay đổi sự phát triển của collagen trong xương, khiến xương dễ gãy hơn. Các tác động của tình trạng này có thể từ tương đối nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các triệu chứng khác của tình trạng nhẹ bao gồm mắt hơi xanh và mất thính lực sớm.
- Loãng xương vô căn xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng, thường ở độ tuổi từ 8 đến 14.
Thông thường, cần phải chăm sóc chuyên khoa trong suốt cuộc đời để kiểm soát tình trạng loãng xương được chẩn đoán ở trẻ em.
Các phương pháp điều trị loãng xương nguyên phát và thứ phát khác nhau, nên điều quan trọng của chẩn đoán lâm sàng là phải biết liệu loãng xương có liên quan đến tuổi tác hay do một tình trạng cơ bản khác gây ra.