Điều trị thoát vị đĩa đệm và bệnh thoái hóa đĩa đệm

Việc tìm hiểu các triệu chứng và chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơ bản gây đau là rất quan trọng, vì chẩn đoán sẽ quyết định các phương án điều trị hiệu quả. Ví dụ, áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ không có tác dụng nhiều nếu nguyên nhân thực sự gây đau là do căng cơ hoặc chấn thương mô mềm khác. Điểm này đặc biệt quan trọng nếu đang cân nhắc phẫu thuật để điều trị.

Mục lục: 

Thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh, phồng đĩa đệm là gì?

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm Cột sống thắt lưng

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm so với bệnh thoái hóa đĩa đệm

Video Thoát vị đĩa đệm

 

 

Phương pháp điều trị không phẫu thuật đối với đau nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật luôn là lựa chọn đầu tiên đối với bệnh lý liên quan đau lưng, bao gồm cả đau do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đĩa đệm.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật thường bao gồm sự kết hợp của những phương pháp sau:

 

1. Thuốc uống

 

 

Có thể sử dụng cả thuốc theo toa và thuốc không kê toa (OTC) để giảm đau. Một số ví dụ về thuốc bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen
  • Thuốc steroid uống, chẳng hạn như Prednisone ( Medrol …)
  • Thuốc chống co giật, chẳng hạn như Gabapentin, Pregabalin ( Neurontin, Lyrica..)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như Amitriptyline

Những loại thuốc này thường được dùng để giảm đau và cho phép bệnh nhân tham gia vật lý trị liệu.

 

2. Phương pháp tập vật lý trị liệu

 

Bài tập aerobic giúp tăng lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành các mô cột sống.

Tập vật lý trị liệu cho triệu chứng đau đĩa đệm thường bao gồm sự kết hợp giữa các bài tập kéo giãn, tăng cường sức mạnh và bài tập aerobic để cung cấp sự ổn định và hỗ trợ tốt hơn cho cột sống.

 

3. Liệu pháp nắn chỉnh

Nắn chỉnh bằng tay nhằm mục đích cải thiện khả năng vận động và giảm độ cứng cơ ở lưng. Nắn chỉnh bằng tay do bác sĩ nắn xương được đào tạo thực hiện có thể giúp cải thiện sự thẳng hàng của cột sống. Chăm sóc nắn xương cũng có thể giúp tạo ra môi trường chữa lành tốt hơn ở cột sống và không gây đau đớn.

 

4. Liệu pháp xoa bóp

Liệu pháp xoa bóp có thể giúp giảm căng cơ và co thắt cơ, nguyên nhân làm tăng thêm đau lưng hoặc đau cổ. Căng cơ đặc biệt phổ biến xung quanh một đoạn cột sống không ổn định, nơi đĩa đệm không thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.

 

 

5. Tiêm steroid ngoài màng cứng

Tiêm steroid ngoài màng cứng bao gồm thuốc giảm đau steroid vào vùng xung quanh cột sống. Phương pháp điều trị này có xu hướng hiệu quả hơn đối với chứng đau rễ thần kinh so với đau cổ hoặc đau lưng.

 

6. Y học tái tạo

Các phương pháp điều trị y học tái tạo có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về đĩa đệm cột sống bao gồm tiêm tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và liệu pháp prolotherapy. Các phương pháp điều trị tái tạo giúp tăng cường khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, giảm viêm và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào và mô mới. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể làm giảm đau do thoát vị đĩa đệm.

 

Phương pháp điều trị phẫu thuật cho triệu chứng đau do đĩa đệm

 

Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả giảm đau đầy đủ.

 

Phẫu thuật cột sống chỉ có thể làm giảm đau nếu đĩa đệm thoát vị hoặc đĩa đệm thoái hóa được nhìn thấy trên MRI và được xác nhận là nguồn gốc của cơn đau. Các phẫu thuật cột sống sau đây có thể được cân nhắc để làm giảm đau do đĩa đệm:

 

  • Phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm thoát vị là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu trong đó phần đĩa đệm thoát vị được cắt bỏ. Phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ đĩa đệm bao gồm việc rạch các đường nhỏ trên da để tiếp cận cột sống, nhưng phẫu thuật cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Trong phương pháp vi phẫu cắt bỏ đĩa đệmthông qua nội soi, các dụng cụ được đưa vào qua một ống mỏng hoặc các ống để giảm thiểu sự tổn thương đối với các mô xung quanh. Một camera nhỏ được đưa vào qua một ống để cung cấp hình ảnh cho bác sĩ phẫu thuật.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo cho bệnh thoái hóa đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật ít xâm lấn, thay thế đĩa đệm bị hỏng bằng một miếng ghép chuyên dụng, mô phỏng chức năng bình thường của đĩa đệm, duy trì khả năng vận động.
  • Phẫu thuật cố định cột sống cho bệnh thoái hóa đĩa đệm là phẫu thuật trong đó không gian đĩa đệm được cố định lại với nhau để loại bỏ chuyển động ở đoạn cột sống. Phẫu thuật cố định cột sống bao gồm việc thiết lập xương ghép, cũng như các dụng cụ cấy ghép có thể có, để tạo điều kiện cho xương phát triển trên các khớp mặt. Quá trình cố cố định hàn xương diễn ra sau phẫu thuật.

Phẫu thuật cột sống thường được kết hợp với chương trình phục hồi chức năng vật lý trị liệu để khôi phục phạm vi chuyển động và tối đa hóa chức năng cốt sống sau phẫu thuật. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và quá trình chữa lành tự nhiên của từng cá nhân. Phẫu thuật không bao giờ phù hợp khi chưa xác định chính xác nguồn gốc cơn đau.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.