Khi nào cơn Đau cấp tính trở thành Đau mãn tính

Cả bác sĩ và bệnh nhân đều cần hiểu rõ sự khác biệt giữa đau cấp tính và đau mãn tính. Với đau cấp tính, cơn đau là triệu chứng của mô bị tổn thương hoặc bệnh lý, và mức độ nghiêm trọng của cơn đau cấp tính tương ứng với mức độ tổn thương mô. Khi chấn thương đã lành hẳn, cơn đau tương ứng sẽ giảm dần.  Vì lý do này, phương pháp điều trị cho cơn đau cấp tính tập trung vào việc chữa lành nguyên nhân cơ bản gây ra cơn đau. 

Mục lục:

Đau mãn tính như một căn bệnh: Tại sao nó vẫn đau?

Các loại đau lưng: Đau cấp tính, Đau mãn tính và Đau thần kinh

Khi nào cơn Đau Cấp Tính trở thành Đau Mãn Tính

Hiểu về Đau mãn tính

 

 

Đau mãn tính phát triển như thế nào ?

Như chúng ta đã biết, cơn đau cấp tính xuất hiện  theo con đường đơn giản của nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, không giống như đau cấp tính quá trình đau mãn tính rất khác nhau.

Không phải tất cả cơn đau dai dẳng đều sẽ chuyển thành đau mãn tính. Đồnng thời, có sự khác biệt đáng kể việc xuất hiện cơn đau giữa những người cùng biểu hiện các tình trạng giống nhau. Một tình trạng có vẻ tương đối nhẹ lại có thể dẫn đến đau mãn tính nghiêm trọng, và ngược lại, một tình trạng nghiêm trọng có thể hầu như không gây đau.

Hiệu quả của việc áp dụng cùng một phương pháp điều trị đối với đau mãn tính thường có kết quả khác nhau ở mỗi người. Ví dụ, một loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm cụ thể cho bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau hiệu quả cho một số người nhưng không hiệu quả với những người khác.

Khi cơn đau chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính, các yếu tố không liên quan đến tổn thương mô trở nên quan trọng hơn. Các tín hiệu đau liên tục phát đi mặc dù không có tổn thương mô. Lo lắng, trầm cảm và suy giảm tình trạng thể chất do thiếu vận động đều có thể có tác động tới mức độ chuyển đổi.

 

Quản lý cơn đau đối với đau mãn tính

 

Kích thích tủy sống là một lựa chọn quản lý cơn đau để điều trị đau lưng mãn tính.

 

Hiện nay đau mãn tính đã được công nhận là một vấn đề chính trong quá trình điều trị, thay vì trước đây chỉ được xem là triệu chứng của một căn bệnh, nên chuyên khoa y tế về quản lý cơn đau đã phát triển.

Các bác sĩ chuyên khoa đau điều trị mọi loại đau. Quản lý cơn đau đối với đau mãn tính thường được thực hiện bởi một nhóm đa chuyên khoa để có thể điều trị mọi khía cạnh của cơn đau cùng một lúc. Điều này tuân theo mô hình trước đó, bao gồm tổn thương mô (nếu có), suy nghĩ và cảm xúc, cảm giác đau, đau khổ và môi trường. Phương pháp điều trị này thường bao gồm các bác sĩ có nền tảng về vật lý trị liệu hoặc gây mê, và các nhà tâm lý học được đào tạo về sức khỏe lâm sàng. Cụ thể bao gồm:

 

  • Các bác sĩ vật lý trị liệu điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến vận động, tập trung vào cơ, dây thần kinh và xương. Các bác sĩ vật lý trị liệu đôi khi được gọi là bác sĩ phục hồi chức năng. Các phương pháp tiếp cận được cá nhân hóa và được thiết kế để bao gồm cả khía cạnh thể chất và cảm xúc của việc kiểm soát cơn đau.

 

  • Các bác sĩ gây mê thực hiện một số thủ thuật can thiệp và ít xâm lấn để giảm đau mãn tính, chẳng hạn như kích thích tủy sống và dây thần kinh ngoại biên và tiêm dưới sự hướng dẫn của tia X để giảm đau.

 

  • Các nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng chuyên về quản lý cơn đau thường làm việc chặt chẽ với bác sĩ điều trị. Nhà tâm lý học tập trung vào các cách suy nghĩ, cảm xúc, đau khổ và các vấn đề về môi trường sống xung quanh của người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.